LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH KHÁNH HÒA

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH KHÁNH HÒA

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Hệ thống tổ chức
      • Thường trực LĐLĐ tỉnh
      • Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh
      • Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh
      • Các ban, đơn vị trực thuộc
        • Văn phòng
        • Ban Tổ chức - Kiểm tra
        • Ban Nghiệp vụ
      • Công đoàn ngành
        • Công đoàn các Khu Công nghiệp - Khu Kinh tế tỉnh
        • Công đoàn ngành Y tế
        • Công đoàn khối Đảng và Chính quyền
      • Các đơn vị sự nghiệp
        • Nhà Văn hóa Lao động tỉnh
        • Nhà khách Công đoàn
        • Ban Quản lý Khu tưởng niệm Chiến sỹ Gạc Ma
    • Chức năng hoạt động
    • Các kỳ đại hội
    • Lịch sử Công đoàn Khánh Hòa
  • Hoạt động Công đoàn
    • Tin hoạt động
    • Thời sự trong nước
    • Thời sự trong tỉnh
    • Đại hội Công đoàn các cấp
    • Nét đẹp cán bộ, đoàn viên Công đoàn
    • Nét đẹp Công đoàn và người lao động Khánh Hòa
  • Các chuyên đề
    • NQ 02-NQ/TW của Bộ Chính trị
    • Tuyên giáo
    • Chính sách - Pháp luật
    • Tổ chức
    • Ủy ban Kiểm tra
    • Nữ công
    • Tài chính
    • Văn phòng
  • Các cấp công đoàn
    • Liên đoàn Lao động tỉnh
    • Liên đoàn Lao động cấp huyện
    • Công đoàn ngành
    • Công đoàn cơ sở
    • Nhà Văn hóa Lao động tỉnh
  • Hệ thống văn bản
    • Văn bản LĐLĐ Tỉnh Khánh Hòa
    • Công báo Khánh Hòa
    • Công báo Chính phủ
  • Tư vấn pháp luật
    • Khái quát
    • Thông tin pháp luật
  • Lịch công tác
    • Lịch công tác tháng
    • Lịch công tác tuần
  • KTN Chiến sĩ Gạc Ma
  • Hộp thư
  • Trang chủ
  • Tư vấn pháp luật
  • Thông tin pháp luật
 
Từ 1/7: Người lao động theo hợp đồng không chính thức cũng phải đóng bảo hiểm xã hội
10/06/2025 07:05:50   7 lượt xem

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025) có quy định về người lao động theo hợp đồng không chính thức cũng phải đóng bảo hiểm xã hội.

Theo điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025) quy định người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên.

Như vậy, theo quy định nêu trên, người làm việc theo hợp đồng không chính thức (không mang tên hợp đồng lao động) nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát thì thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:

- Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:

+ Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);

+ Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được thỏa thuận trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương.

Trường hợp người lao động ngừng việc vẫn hưởng tiền lương tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất thì đóng theo tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc;

+ Đối tượng quy định tại các điểm đ, e và k khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do Chính phủ quy định;

+ Đối tượng quy định tại các điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.

Sau ít nhất 12 tháng thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã lựa chọn thì người lao động được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội;

+ Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.

Việc đưa người lao động theo hợp đồng không chính thức vào diện phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 1/7/2025 là bước tiến quan trọng trong việc mở rộng lưới an sinh xã hội, bảo vệ quyền lợi của người lao động trên thực tế – đặc biệt là nhóm lao động dễ bị tổn thương như giúp việc gia đình, lao động tự do được thuê khoán, hay những người làm việc theo các “hợp đồng miệng”, “hợp đồng khoán việc” mà thực chất vẫn chịu sự quản lý, điều hành.

Chính sách mới phản ánh tư duy tiến bộ trong xây dựng pháp luật: Không còn coi trọng tên gọi hợp đồng mà tập trung vào bản chất quan hệ lao động. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả, cơ quan chức năng cần có hướng dẫn cụ thể, dễ hiểu, đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra để ngăn chặn tình trạng “lách luật” bằng cách né tránh ký hợp đồng hoặc ghi mức lương thấp hơn thực tế nhằm trốn đóng Bảo hiểm xã hội.

Về phía người lao động, cần nâng cao nhận thức và ý thức tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Khi được tham gia Bảo hiểm xã hội, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí… – những phúc lợi thiết yếu giúp ổn định cuộc sống về lâu dài, nhất là khi về già hoặc không còn khả năng lao động.

Sự thay đổi chính sách lần này không chỉ là câu chuyện kỹ thuật pháp lý, mà còn là một bước tiến về công bằng xã hội, bảo đảm “không ai bị bỏ lại phía sau” trong lưới an sinh quốc gia.

 

 

Nguồn: Theo Tạp chí Lao động và Công đoàn


Tags:
Tác giả: Tạp chí Lao động và Công đoàn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
  • Trực thuộc Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn vẫn là tổ chức riêng (15/06/2025)
  • Tổng Liên đoàn hướng dẫn tổ chức lại bộ máy công đoàn cấp tỉnh, cấp cơ sở (14/06/2025)
  • Bổ sung 4 trường hợp được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế từ 1/7 (13/06/2025)
  • Giữ nguyên chế độ, chính sách hiện hành với cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp bộ máy (12/06/2025)
  • Cán bộ công chức được điều chuyển về xã sẽ hưởng mức lương thế nào? (11/06/2025)
  • Hưởng lương hưu thế nào khi nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178? (09/06/2025)
  • Những trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến được hưởng 100% bảo hiểm y tế (08/06/2025)
  • Đề xuất bổ sung cán bộ Công đoàn hưởng chính sách theo Nghị định 178 (07/06/2025)
  • Đề xuất giữ nguyên mức hưởng trợ cấp thất nghiệp 60% (06/06/2025)
  • Cán bộ được sắp xếp ra sao sau khi giải thể tổ chức Công đoàn trong cơ quan nhà nước? (05/06/2025)
 
[MENU] Hiển thị menu dọc
 
[PHOTO] Hiển thị hình ảnh dạng slide
   
[SURVEY] Hiển thị mẫu khảo sát
   
[VIEW] Hiển thị lượt truy cập
 
[HTML] Hiện thị nội dung HTML
   

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH KHÁNH HÒA

Cơ quan chủ quản: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Giấp phép: Số 01/GP-STTTT do Sở Thông tin - Truyền thông cấp ngày 4/1/2023

Người chịu trách nhiệm: Phan Thanh Liêm - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa

Email: bbtcongdoankh@gmail.com, ldldk-hoa@congdoankh.org.vn - Điện thoại: 0258.3523930

Địa chỉ: 35 Hùng Vương, Phường Lộc Thọ, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa - Fax: 0258.3524012

® Vui lòng ghi rõ nguồn "Liên Đoàn Lao Động Khánh Hòa" khi đăng lại thông tin từ website này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

RSS SiteMap Bookmark