Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Nội vụ, đối với cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP) không thuộc đối tượng được nâng bậc lương trước thời hạn.
Quy định hướng dẫn được Bộ Nội vụ ban hành tại Công văn 1814/BNV-TCBC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Trong đó, về việc nâng bậc lương trước khi nghỉ hưu trước tuổi, theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức thì trước 6 tháng tính đến ngày công chức, viên chức đủ tuổi nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải có thông báo về thời điểm nghỉ hưu cho công chức, viên chức được biết.
Theo đó, chế độ nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi có thông báo nghỉ hưu được quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức khi có thông báo nghỉ hưu nêu trên.
Vì vậy, đối với cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP) không thuộc đối tượng được nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV.
Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP) không thuộc đối tượng được nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu.
Quy định không xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 (và Nghị định 67 sửa đổi, bổ sung) là điểm mới đáng chú ý, phản ánh quan điểm thận trọng và chặt chẽ trong thực hiện chính sách tinh giản biên chế.
Dù có thể gây tâm lý hụt hẫng cho một số trường hợp nghỉ hưu sớm, nhất là những người còn đủ điều kiện nâng bậc lương, nhưng đây là bước đi cần thiết nhằm đảm bảo sự công bằng, nhất quán trong thực thi chính sách và tránh tạo ra tiền lệ hưởng lợi kép từ cả chính sách tinh giản và nâng lương.
Tuy nhiên, để chính sách nhân văn này phát huy hiệu quả, các cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục có hướng dẫn rõ ràng, kịp thời để các đơn vị, địa phương áp dụng thống nhất, đồng thời quan tâm hơn đến chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, đời sống tinh thần và vật chất cho người nghỉ hưu trước tuổi.
Nguồn: Theo Tạp chí Lao động và Công đoàn