LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH KHÁNH HÒA

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH KHÁNH HÒA

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Hệ thống tổ chức
      • Thường trực LĐLĐ tỉnh
      • Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh
      • Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh
      • Các ban, đơn vị trực thuộc
        • Văn phòng
        • Ban Tổ chức - Kiểm tra
        • Ban Nghiệp vụ
      • Công đoàn ngành
        • Công đoàn các Khu Công nghiệp - Khu Kinh tế tỉnh
        • Công đoàn ngành Y tế
        • Công đoàn khối Đảng và Chính quyền
      • Các đơn vị sự nghiệp
        • Nhà Văn hóa Lao động tỉnh
        • Nhà khách Công đoàn
        • Ban Quản lý Khu tưởng niệm Chiến sỹ Gạc Ma
    • Chức năng hoạt động
    • Các kỳ đại hội
    • Lịch sử Công đoàn Khánh Hòa
  • Hoạt động Công đoàn
    • Tin hoạt động
    • Thời sự trong nước
    • Thời sự trong tỉnh
    • Đại hội Công đoàn các cấp
    • Nét đẹp cán bộ, đoàn viên Công đoàn
    • Nét đẹp Công đoàn và người lao động Khánh Hòa
  • Các chuyên đề
    • NQ 02-NQ/TW của Bộ Chính trị
    • Tuyên giáo
    • Chính sách - Pháp luật
    • Tổ chức
    • Ủy ban Kiểm tra
    • Nữ công
    • Tài chính
    • Văn phòng
  • Các cấp công đoàn
    • Liên đoàn Lao động tỉnh
    • Liên đoàn Lao động cấp huyện
    • Công đoàn ngành
    • Công đoàn cơ sở
    • Nhà Văn hóa Lao động tỉnh
  • Hệ thống văn bản
    • Văn bản LĐLĐ Tỉnh Khánh Hòa
    • Công báo Khánh Hòa
    • Công báo Chính phủ
  • Tư vấn pháp luật
    • Khái quát
    • Thông tin pháp luật
  • Lịch công tác
    • Lịch công tác tháng
    • Lịch công tác tuần
  • KTN Chiến sĩ Gạc Ma
  • Hộp thư
  • Trang chủ
  • Tư vấn pháp luật
  • Thông tin pháp luật
 
Đề xuất người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp cả khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật
18/05/2025 07:23:04   14 lượt xem

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua trong Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Trong đó có những đề xuất liên quan đến trợ cấp thất nghiệp.

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc theo quy định của pháp luật trừ các trường hợp: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định Bộ luật Lao động; Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc không đúng quy định của Luật Viên chức…

Đối với quy định không cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc theo Luật Viên chức, nhiều ý kiến còn băn khoăn quy định này chưa tuân thủ quyền đóng-hưởng của người lao động.

Bà Nguyễn Minh Tâm, Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình đánh giá việc quy định này nhằm tránh các trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc mà không báo trước cho người sử dụng lao động, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp khi chưa tìm được nhân sự thay thế hoặc thực hiện bàn giao công việc. Trong trường hợp này doanh nghiệp có quyền khởi kiện và người lao động có trách nhiệm bồi thường.

Bà Nguyễn Minh Tâm đề nghị cân nhắc lại việc không cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Theo Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình, khi người lao động mất việc, không có việc làm bởi bất kỳ lý do gì dù là họ có đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người lao động đương nhiên phải được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Người lao động không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp chỉ khi không tham gia hoặc không chấp hành đúng việc đóng, nộp bảo hiểm thất nghiệp, như vậy mới khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Liên quan đến điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ ý kiến về việc xây dựng các quy định phải đảm bảo thuận lợi trong hưởng trợ cấp thất nghiệp, tránh để người lao động thiệt thòi.

Ông Đỗ Ngọc Thịnh, Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đề nghị điều chỉnh điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo hướng người lao động chỉ cần đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp, không bắt buộc phải đóng bảo hiểm vào tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Theo ông Thịnh, điều này sẽ tránh thiệt thòi cho người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm thất nghiệp, khiến người lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp.

Việc thắt chặt điều kiện hưởng trợ cấp nhằm hạn chế tình trạng lợi dụng chính sách là cần thiết, nhưng không nên cực đoan đến mức phủ nhận quyền thụ hưởng hợp pháp của người lao động trong những hoàn cảnh đặc thù.

Trong bối cảnh thị trường lao động liên tục biến động, doanh nghiệp có thể phá sản, nợ bảo hiểm, còn người lao động thì dễ rơi vào tình trạng bị mất việc đột ngột, việc xây dựng chính sách cần đặt con người – đặc biệt là người yếu thế – ở vị trí trung tâm.

Việc linh hoạt trong quy định, ứng dụng công nghệ số để đơn giản hóa thủ tục hành chính, và nhìn nhận đầy đủ mối quan hệ “đóng – hưởng” sẽ là những nguyên tắc cốt lõi để hệ thống bảo hiểm thất nghiệp thực sự trở thành “điểm tựa” an sinh cho người lao động.

 

 

Nguồn: Theo Tạp chí Lao động và Công đoàn


Tags:
Tác giả: Tạp chí Lao động và Công đoàn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
  • Người lao động sẽ được nhận những khoản tiền gì khi nghỉ việc từ năm 2025 (23/05/2025)
  • Đề xuất 5 bảng lương, 9 phụ cấp mới theo vị trí việc làm (22/05/2025)
  • Từ ngày 1/7: Thủ tục rút Bảo hiểm xã hội một lần có nhiều thay đổi đáng chú ý (21/05/2025)
  • Cách tính lương hưu và trợ cấp cho người lao động nghỉ hưu trước tuổi (20/05/2025)
  • Chỉ đạo mới nhất về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy công đoàn (19/05/2025)
  • Người nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có được xét nâng bậc lương trước thời hạn? (17/05/2025)
  • Viên chức không giữ chức vụ quản lý được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo tiêu chí nào? (16/05/2025)
  • Đề xuất mỗi tỉnh có ít nhất 1 khu công nghiệp, giải quyết lao động dôi dư sau sắp xếp (15/05/2025)
  • Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy (14/05/2025)
  • Người lao động bán thời gian được hưởng chế độ ốm đau từ ngày 1/7/2025 (13/05/2025)
 
[MENU] Hiển thị menu dọc
 
[PHOTO] Hiển thị hình ảnh dạng slide
   
[SURVEY] Hiển thị mẫu khảo sát
   
[VIEW] Hiển thị lượt truy cập
 
[HTML] Hiện thị nội dung HTML
   

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH KHÁNH HÒA

Cơ quan chủ quản: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Giấp phép: Số 01/GP-STTTT do Sở Thông tin - Truyền thông cấp ngày 4/1/2023

Người chịu trách nhiệm: Phan Thanh Liêm - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa

Email: bbtcongdoankh@gmail.com, ldldk-hoa@congdoankh.org.vn - Điện thoại: 0258.3523930

Địa chỉ: 35 Hùng Vương, Phường Lộc Thọ, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa - Fax: 0258.3524012

® Vui lòng ghi rõ nguồn "Liên Đoàn Lao Động Khánh Hòa" khi đăng lại thông tin từ website này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

RSS SiteMap Bookmark