Thứ Bảy, 21/12/2024 20:01

ĐOÀN KẾT CÔNG NHÂN - TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT !

  09/08/2012 16:25     

DÂN CHỦ - ĐOÀN KẾT - ĐỔI MỚI - THIẾT THỰC LÀ PHƯƠNG CHÂM CỦA ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CÁC CẤP


Đại hội CĐCS UBND huyện Vạn Ninh

Năm 2012 và 2013 là thời gian diễn ra đại hội (ĐH) công đoàn các cấp, Đại hội lần thứ IX Công đoàn Khánh Hòa, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ (2013-2018). Trong bối cảnh tình hình đất nước ta có những thuận lợi, thời cơ, nhưng cũng đan xen nhiều khó khăn, thách thức, đây sẽ là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của việc phát huy vai trò, trách nhiệm của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới.

Trên cơ sở Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Hướng dẫn số 02/KH-TLĐ ngày 13/3/2012; Thông tri số 07-TT/TU ngày 05/4/2012 của Tỉnh ủy; Kế hoạch số 08/KH-LĐ ngày 09/4/2012, Hướng dẫn số 11/HD-LĐ ngày 10/4/2012; Văn bản số 138/LĐ; Thông báo số 42/TB-LĐ ngày 14/5/2012 của LĐLĐ tỉnh… Các cấp công đoàn trong tỉnh đang chỉ đạo, tập trung triển khai thực hiện việc tổ chức đại hội công đoàn các cấp tiến tới đại hội lần thứ IX Công đoàn Khánh Hòa, nhiệm kỳ (2012-2018).

Mục đích, yêu cầu 

ĐH công đoàn các cấp cần quán triệt Nghị quyết (NQ) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, các NQ của BCH TW, NQ Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa và NQ của đại hội đảng bộ địa phương, đơn vị vào phong trào CNVCLĐ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hoạt động của tổ chức công đoàn. Đánh giá đúng tình hình phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn, kết quả thực hiện NQ đại hội; xây dựng mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện cho nhiệm kỳ tới.

Thông qua đại hội, lựa chọn để bầu vào BCH Công đoàn những cán bộ có đủ năng lực, có tâm huyết, nhiệt tình, có uy tín, dám đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của doàn viên, CNLĐ; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Tạo được sinh hoạt chính trị dân chủ, sôi nổi trong đoàn viên, CNVCLĐ và tổ chức công đoàn; đồng thời quan tâm đến việc góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp; giữ vững an ninh quốc phòng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh, với  phương châm: Dân chủ, đoàn kết, đổi mới, thiết thực.

Nội dung, phương thức tiến hành

ĐH Công đoàn các cấp có nhiệm vụ thảo luận thông qua báo cáo của Ban Chấp hành (BCH), quyết định phương hướng nhiệm vụ nhiệm vụ nhiệm kỳ tới của cấp mình; tham gia góp ý dự thảo các văn kiện của ĐH Công đoàn cấp trên trực tiếp, đề xuất, kiến nghị nhiệm vụ công đoàn cấp trên trực tiếp và nội dung sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam; đồng thời bầu BCH nhiệm kỳ mới và bầu đại biểu dự ĐH Công đoàn cấp trên.

ĐH Công đoàn các cấp chỉ tổ chức một lần từ cơ sở trở lên; công đoàn các cấp đã hết nhiệm kỳ, chưa hết nhiệm kỳ, nơi có BCH Công đoàn lâm thời được kéo dài hoặc tổ chức ĐH sớm để phù hợp với tiến độ nhiệm kỳ chung của cả tỉnh, thời gian kéo dài hoặc ĐH sớm theo quy định của Điều lệ. Những nơi chưa ổn định về tổ chức, cán bộ thì phải kiện toàn ổn định trước khi tiến hành ĐH; trường hợp không tổ chức được ĐH thì công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định cho cho tổ chức hội nghị đại biểu để đóng góp báo cáo và bầu đại biểu dự ĐH công đoàn cấp trên.

Báo cáo của công đoàn các cấp cần viết ngắn gọn, có kèm theo phụ lục về số liệu kết quả hoạt động; cần đánh giá rõ những vấn đề liên quan đến CNLĐ như: Việc làm, tiền lương, điều kiện lao động, thực hiện dân chủ, biểu dương gương sáng, kết quả thực hiện NQ của ĐH nhiệm kỳ qua, những khuyết điểm, yếu kém, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; cần nêu rõ phương hướng, mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu chủ yếu và các nhiệm vụ, giải pháp. Tập trung thảo luận những vấn đề trọng tâm, chú ý bàn bạc về mục tiêu, biện pháp, không tham luận báo cáo thành tích; nên đối thoại, chất vấn những vấn đề cụ thể.

Thời gian, tiến độ đại hội

CĐCS tổ chức ĐH không quá 1 ngày, những CĐCS lớn, có đông đoàn viên, có thể là 1,5 ngày, tiến hành từ quý II/2012 và hoàn thành trong quý III/2012. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không quá 2 ngày, tiến hành sau khi ĐH xong cấp CĐCS và hoàn thành trong quý IV/2012. ĐH Công đoàn tỉnh tổ chức không quá 3 ngày, thực hiện trong qúy I/2013. Thống nhất việc xác định nhiệm kỳ trong phương hướng, nhiệm vụ của CĐCS là nhiệm kỳ (2012 – 2014); công đoàn giáo dục cấp huyện, công đoàn cấp ngành, liên đoàn lao động cấp huyện, công đoàn tỉnh nhiệm kỳ là (2013 – 2018).

LĐLĐ tỉnh chọn Công đoàn ngành Y tế và LĐLĐ huyện Diên Khánh để tổ chức ĐH điểm cho cấp ngành, cấp huyện. ĐH các CĐCS thuộc ngành Y tế thực hiện xong trước ngày 15/9/2012, ĐH công đoàn ngành được tổ chức trước ngày 10/10/2012. ĐH công đoàn huyện Diên Khánh tổ chức trước ngày 31/10/2012, sau khi hoàn thành ĐH CĐCS và công đoàn giáo dục huyện. LĐLĐ tỉnh sẽ tổ chức rút kinh nghiệm sau đại hội điểm để chi đạo, tiến hành ĐH công đoàn cấp ngành, cấp huyện. Tuỳ điều kiện cụ thể, công đoàn cấp ngành, huyện có thể tổ chức ĐH điểm cấp CĐCS để học tập, rút kinh nghiệm.

Công tác chuẩn bị đại hội

Căc cứ vào kế hoạch, hướng dẫn của LĐLĐ tỉnh, các các công đoàn cấp trên cở cần có kế hoạch chỉ đạo cụ thể để triển khai thực hiện, lưu ý xếp lịch thời gian ĐH cho CĐCS một cách phù hợp để đảm bảo tiến độ chung. Ban Thường vụ Công đoàn các cấp có trách nhiệm giúp cho BCH toàn bộ công việc chuẩn bị cho ĐH, tuỳ tình hình cụ thể có thể thành lập các tiểu ban để triển khai công việc của ĐH như: Tiểu ban nội dung, tiểu ban nhân sự, tiểu ban tổ chức phục vụ, tiểu ban tuyên truyền. Phân công nhiệm vụ cho các tiểu ban này thực hiện.

Tiêu chuẩn, điều kiên, cơ cấu BCH 

Có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn, có uy tín, có khả năng đoàn kết, tập hợp đoàn viên, CNVCLĐ, có tinh thần đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ. Có năng lực tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện NQ của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước vào lĩnh vực công đoàn, có kiến thức về quản lý kinh tế, xã hội, pháp luật, có kỹ năng hoạt động và nghiệp vụ công tác công đoàn. Có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ chức giao. Có sức khỏe để hoàn hành nhiệm vụ, có đạo đức, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, không lãng phí, tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống lãng phí, tham nhũng. Đây là những tiêu chuẩn chung, các cấp công đoàn cần cụ thể hóa tiêu chuẩn cho sát yêu cầu nhiệm vụ của từng cấp công đoàn.

Ngoài tiêu chuẩn trên, người tham gia BCH phải đáp ứng các điều kiện: Người tham gia BCH lần đầu phải có đủ tuổi công tác để đảm nhiệm ít nhất trọn một nhiệm kỳ ĐH công đoàn. Người tái cử BCH phải có đủ tuổi công tác để đảm nhiệm ít nhất ½ nhiệm kỳ. Những trường hợp còn thời gian công tác dưới ½ nhiệm kỳ nếu có nguyện vọng và được BCH giới thiệu, sẽ do công đoàn cấp trên và cấp uỷ cùng cấp xem xét quyết định. Phải có lý lịch rõ ràng, tự nguyện và có điều kiện tham gia các hoạt động của BCH.

Trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn uỷ viên BCH là chính, cần có cơ cấu hợp lý, đảm bảo tính đại diên của đoàn viên để thực hiện tốt nhiệm vụ ở mỗi cấp công đoàn, nhưng nhất thiết không vì tính cơ cấu mà làm giảm chất lượng của uỷ viên BCH; đảm bảo tính kế thừa, phát triển, trẻ hoá và tăng cường cán bộ nữ, phấn đấu đạt 30% nữ trong BCH công đoàn các cấp.

Số lượng BCH, đại biểu dự đại hội

Số lượng uỷ viên BCH cấp nào do ĐH cấp đó quyết định, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, của ngành, huyện, nhưng không vượt quá số lượng quy định của Điều lệ. Căn cứ tình hình thực tế về tổ chức, số lượng CĐCS, đoàn viên công đoàn các cấp trực thuộc LĐLĐ tỉnh, CĐCS thuộc ngành trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và khả năng nguồn kinh phí công đoàn, LĐLĐ tỉnh có Thông báo số 42/TB-LĐ ngày 14/5/2012 về phân bổ số lượng uỷ viên BCH, UBKT, đại biểu dự ĐH các cấp công đoàn. Theo đó, BCH công đoàn cấp ngành, huyện có số lượng từ 11 đến 17 uỷ viên, UBKT từ 3 đến 5 uỷ viên; tổng số đại biểu dự ĐH từ 70 đến 200 đại biểu. Số lượng đại biểu dự ĐH công đoàn giáo dục huyện, LĐLĐ cấp huyện, công đoàn cấp ngành, cần đảm bảo tối thiểu mỗi CĐCS có 1 đại biểu, mặt khác cũng cần xem xét yếu tố đã có đại biểu đương nhiên hoặc được chỉ định.

Đại biểu dự ĐH công đoàn cấp trên được bầu theo sự phân bổ của công đoàn cấp triệu tập ĐH, lựa chọn những đại biểu là cán bộ, đoàn viên có phẩm chất, có năng lực tiêu biểu cho phong trào công nhân và hoạt động công đoàn, có khả năng lĩnh hội, đóng góp vào các NQ và sự thành công của ĐH. Những nơi có 2 công đoàn cấp trên, cấp chỉ đạo trực tiếp và phối hợp, phân bổ đại biểu thì được bầu 2 đoàn đại biểu. Cần thực hiện việc bầu đại biểu dự khuyết để đảm bảo ĐH đủ số lượng triệu tập theo quy định.

Kinh phí tổ chức đại hội

Kinh phí tổ chức đại hội công đoàn được bố trí hợp lý, thiết thực, tiết kiệm trong kế hoạch tài chính hàng năm của các cấp công đoàn. Chi phí cho ĐH CĐCS do BCH CĐCS quyết định từ nguồn kinh phí của CĐCS. Chế độ chi tiêu tổ chức ĐH công đoàn cấp trên cơ sở thực hiện theo QĐ số 621/QĐ-TLĐ ngày 07/5/2012 của Tổng LĐLĐ Việt Nam và hướng dẫn của LĐLĐ tỉnh. Theo đó, nguồn kinh phí chi ĐH Công đoàn cấp trên cơ sở được cân đối trong dự toán ngân sách công đoàn trong năm 2012; trường hợp thiếu được sử dụng ngân sách công đoàn tích luỹ của đơn vị để chi. Trước khi tổ chức ĐH, công đoàn các cấp trên cơ sở phải cân đối khả năng nguồn kinh phí để xây dựng dự toán chi, trình công đoàn cấp trên trực tiếp phê duyệt. Chi phải đảm bảo theo định mức, tiêu chuẩn quy định, thiết thực và tiết kiệm, tránh hình thức, lãng phí.

Việc chỉ đạo ĐH công đoàn các cấp là trách nhiệm của tập thể BCH, BTV; trong quá trình chuẩn bị ĐH, BCH, BTV công đoàn các cấp phải báo cáo cấp uỷ Đảng, tranh thủ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền, chuyên môn. Đồng thời yêu cầu chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, đại diện người sử dụng lao động có sự phối hợp để trả lời chất vấn, giải đáp và giải quyết các kiến nghị của đoàn viên, CNVCLĐ mà ĐH công đoàn các cấp đặt ra.

 

Nguyễn Hòa

 
Tìm kiếm
Video clip

 

Lượt truy cập
Số lượt truy cập : 11111991
Online
Hiện có: 120   Khách