Thứ Năm, 02/01/2025 21:53

ĐOÀN KẾT CÔNG NHÂN - TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT !

  23/12/2024 09:39     

Tỉ lệ đóng BHXH 2025 của doanh nghiệp và người lao động

(NLĐO)- Từ 1-7-2025, Luật BHXH 2024 bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, tỉ lệ đóng BHXH 2025 của doanh nghiệp và người lao động được rất nhiều người quan tâm.

Tỉ lệ đóng Bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Từ 1-7-2025, Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định tỉ lệ đóng BHXH 2025 như sau:

Tỉ lệ đóng BHXH bắt buộc bao gồm:

a) 3% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 22% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất.

 Tỉ lệ đóng BHXH tự nguyện bằng 22% thu nhập làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Tỉ lệ đóng BHXH 2025 của doanh nghiệp và người lao động- Ảnh 1.
Tỉ lệ đóng BHXH bắt buộc 2025 của lao động người Việt Nam là 32%

Như vậy, căn cứ Điều 32, 33, 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP và Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì tỉ lệ đóng BHXH năm 2025 của doanh nghiệp và người lao động như sau:

Với lao động Việt Nam

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm  y tế

BHXH

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm  y tế

Hưu trí

Ốm đau-Thai sản

Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp

Hưu trí

Ốm đau-Thai sản

Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp

14%

3%

0,5%

1%

3%

8%

-

-

1%

1,5%

21,5%

10,5%

Tổng cộng 32%

Như vậy, tỉ lệ đóng BHXH bắt buộc 2025 của lao động người Việt Nam là 32%.

Trong đó:

- Doanh nghiệp (người sử dụng lao động) đóng 21,5%: Gồm 14% cho chế độ hưu trí, 3% cho chế độ ốm đau - thai sản, 0,5% chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; 1% bảo hiểm thất nghiệp và 3% BHYT.

- Người lao động đóng 10,5%: Gồm 8% vào quỹ hưu trí; 1% bảo hiểm thất nghiệp và 1,5% BHYT.

Với lao động nước ngoài

Người sử dụng lao động

Người lao động nước ngoài

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm  y tế

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm  y tế

Hưu trí-tử tuất

Ốm đau-thai sản

Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp

Hưu trí-tử tuất

Ốm đau-thai sản

Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp

14%

3%

0,5% (*)

-

3%

8%

-

-

-

1,5%

20,5%

9,5%

Tổng = 30%

Như vậy, tỉ lệ đóng BHXH bắt buộc 2025 của lao động nước ngoài là 30%.

(*) Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận thì được đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn là 0,3%.

(Căn cứ: Quyết định số 595/QĐ-BHXH, Nghị định 143/2018/NĐ-CP và Nghị định số 58/2020/NĐ-CP).

 Mức đóng BHXH từ 2025 của người lao động Việt Nam là bao nhiêu?

Theo mục (1) có thể thấy, tỉ lệ đóng bảo hiểm bắt buộc năm 2025 của người lao động Việt Nam là 10,5%. Theo đó, tới đây công thức tính mức tiền đóng bảo hiểm bắt buộc 2025 của người lao động Việt Nam được xác định như sau:

Tỉ lệ đóng BHXH 2025 của doanh nghiệp và người lao động- Ảnh 2.
Tỉ lệ đóng bảo hiểm bắt buộc năm 2025 của người lao động Việt Nam là 10,5%

Mức tiền đóng bảo hiểm năm 2025 = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Trong đó:

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc: Là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc theo chức danh, phụ cấp lương cùng nhiều khoản bổ sung khác được thỏa thuận trả trong mỗi kỳ trả lương.

- Trường hợp người lao động ngừng việc vẫn hưởng tiền lương tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất: Đóng theo tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc.

(Căn cứ: điểm b khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024)

Lưu ý: Theo Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 2025 không bao gồm các khoản sau:

- Thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019.

- Tiền thưởng sáng kiến;

- Tiền ăn giữa ca;

- Khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;

- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động;

- Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.

Các khoản nêu trên phải ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

 

 

Nguồn: Theo Báo Người Lao Động

 
Tìm kiếm
Video clip

 

Lượt truy cập
Số lượt truy cập : 11280135
Online
Hiện có: 43   Khách