Thứ Sáu, 29/03/2024 02:16

MỪNG ĐẢNG QUANG VINH, MỪNG XUÂN GIÁP THÌN 2024

  03/11/2016 10:21     

Tăng cường công tác thông tin giáo dục và truyền thông theo phương châm phối hợp đa ngành, hướng tới cộng đồng.

Theo báo cáo của UBND tỉnh tính đên cuối tháng 10/2016, lũy tích số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện trên địa bàn tỉnh là 3.370 trường hợp. Trong đó có 1.949 trường hợp đã và đang được quản lý tại các địa phương, 833 trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống.


Tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc
Toàn tỉnh có 8/9 huyện/thị/thành phố (chiếm 88,9%) với  120/140 xã/phường có người nhiễm HIV/ AIDS (chiếm 85%). Riêng huyện đảo Trường Sa chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm HIV/AIDS. Địa phương có số người nhiễm cao nhất là thành phố Nha Trang: 1.272 người (chiếm 65.3%), tiếp đến là huyện Diên Khánh: 194 người (chiếm 9.9%), thành phố Cam Ranh: 174 người (chiếm 8.9%), thị xã Ninh Hòa: 131 người (chiếm 6,7%), huyện Vạn Ninh: 101 người (chiếm 5,2%), huyện Cam Lâm: 60 người (chiếm 3,1%), huyện Khánh Vĩnh: 16 người (chiếm 0.8 %), huyện Khánh Sơn: 02 người (chiếm 0,1%); riêng huyện đảo Trường Sa đến nay chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm HIV. So với cùng kỳ năm 2015, số nhiễm mới HIV được phát hiện trong 10 tháng đầu năm 2016 tăng 9,7%, và số người tử vong do AIDS giảm 33,4% trường hợp.

Phân bố các trường hợp nhiễm HIV theo địa phương, trong tổng số 45 trường hợp nhiễm HIV được phát hiện, cao nhất vẫn là TP Nha Trang có 25 trường hợp được phát hiện nhiễm HIV tăng 03 trường hợp, huyện Diên Khánh có 06 trường hợp tăng 05 trường hợp và huyện Vạn Ninh có 03 trường hợp tăng 02 trường hợp so cùng kỳ năm 2015. TX. Ninh Hòa có 04 trường hợp không tăng so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, thành phố Cam Ranh có 06 trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện giảm 04 trường hợp, Cam Lâm có 01 trường hợp giảm 02 trường hợp so cùng kỳ năm 2015.

Phân bố các trường hợp nhiễm HIV theo nhóm đối tượng, trong tổng số 45 trường hợp nhiễm HIV được phát hiện, nhóm nghiện chích ma túy (NCMT) chiếm 28.9% tăng 18.6%, nhóm nam tình dục đồng giới (MSM) cũng chiếm 13.3% tăng 10.7%, nhóm phụ nữ bán dâm (PNBD) chiếm 6.7% trong khi đó cùng kỳ năm 2015 là 0% và nhóm vợ/chồng/bạn tình người nhiễm chiếm 17.7% tăng 2.2% so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, các nhóm đối tượng còn lại như bệnh nhân (BN) nghi AIDS, tự nguyện giảm thấp hơn so với cùng kỳ 2015. Đặc biệt, chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm HIV ở nhóm đối tượng con người nhiễm.

Phân bố trường hợp nhiễm HIV theo giới, trong số 29 trường hợp nhiễm HIV được phát hiện, trong đó nam giới chiếm 73.3% tăng 24.5% so với cùng kỳ năm 2015 và nữ giới chiếm 26.7% giảm 24.4% so với cùng kỳ năm 2015.

Phân bố theo nhóm tuổi, trong đó phần lớn các trường hợp nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở độ tuổi 20-39 chiếm 57.8% tăng 31%, nhóm 13-19 chiếm 2.2% trong khi đó cùng kỳ năm 2015 là 0%. Ngược lại,  nhóm 20-29, nhóm 40-49 và nhóm >49 tuổi giảm thấp so với cùng kỳ 2015. Đặc biệt là nhóm <13 tuổi chiếm tỷ lệ 0% trong khi đó cùng kỳ năm 2015 là 9.8%.

Đánh giá chung, yếu tố nguy cơ, xu hướng, dự báo dịch HIV/AIDS tại Khánh Hòa.

+ Hình thái lây nhiễm HIV còn tập trung, chủ yếu ở nhóm NCMT (chiếm 5-7%), nhóm MSM (chiếm 2-3%) và nhóm PNBD (chiếm 1-2%);

+ Tỉnh tiếp tục hạn chế tốc độ lây nhiễm và giảm tử vong, nhưng số nhiễm mới giảm rất chậm;

+ Còn nhiều yếu tố nguy cơ làm dịch diễn biến dai dẳng, tiềm ẩn: nghiện ma túy đa dạng, mua bán dâm khó kiểm soát, nhóm MSM khó tiếp cận, can thiệp hạn chế; đường lây chuyển sang chủ yếu qua đường tình dục (nhiễm mới tăng ở nữ giới, phụ nữ mang thai, MSM, nhóm nguy cơ thấp);

+ Dự báo nhiễm mới HIV có xu hướng tăng ở nhóm MSM, người có quan hệ tình dục với nhiều người, và vợ/chồng/bạn tình của họ nếu biện pháp can thiệp kém hiệu quả.

Kết quả đạt được trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. 

Công tác thông tin, giáo dục truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS vẫn đựơc xem là nhiệm vụ then chốt. Các đơn vị, địa phương tiếp tục phối hợp đa ngành trên địa bàn thực hiện tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS dưới nhiều hình thức, mô hình, nội dung đa dạng, phong phú, chất lượng, tiết kiệm chi phí và hiệu quả (tuyên truyền trên đài phát thanh xã/phường, đài phát thanh truyền hình tỉnh, nói chuyện chuyên đề, sân khấu hóa, trang tin điện tử, tạp chí, tờ rơi…). Riêng Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS đã thực hiện ký hợp đồng trách nhiệm thực hiện truyền thông với 15 đơn vị, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh. Các cơ quan, đơn vị phối hợp tham gia như: Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Đảng uỷ khối các cơ quan tỉnh, LĐLĐ tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Đoàn thanh niên tỉnh, Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh,... tổ chức nhiều buổi nói chuyện chuyên đề tại các cơ sở, đơn vị.

Hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây truyền HIV:

Phân phát BKT và BCS: Hoạt động này tiếp tục được xem là một trong những ưu tiên của tỉnh. Tổng số nhân viên tiếp cận cộng đồng được duy trì trong toàn tỉnh là 55. Trong đó, 30 nhân viên thuộc chương trình phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và 25 nhân viên thuộc dự án Nâng cao sức khỏe cuộc sống (dự án Life); cung cấp vật phẩm y tế về Trung tâm y tế (TTYT) các huyện, thị xã, thành phố và một số đơn vị với số lượng như sau: 63.400 BKT 1ml, 222.000 BKT 3ml, 362.880 BCS,  10.540 gói chất bôi trơn, 1.420 hộp an toàn, 67.200 ống nước cất.

Kết quả thực hiện dự án Life: Thông qua các tiếp cận viên tại các CBO, dự án đã tiếp cận và cung cấp 03 hoạt động dự phòng cho các nhóm NCMT, PNBD, MSM bao gồm: Truyền thông thay đổi hành vi, cấp phát vật phẩm dự phòng và chuyển gửi khách hàng đến các dịch vụ cần thiết; có 2.170 lượt người được tư vấn trực tiếp, tổ chức 118 cuộc truyền thông và tư vấn nhóm với 1.052 người tham dự; cấp phát 106.551 BKT, 115.154 BCS, 10.526 chất bôi trơn và 110 hợp an toàn; Tỷ lệ chuyển gửi khách hàng đến tư vấn xét nghiệm HIV chiếm 40% (chỉ tiêu cam kết là 40%), tỷ lệ dương tính phát hiện được chiếm 3,1%, trong đó kết nối với các cơ sở điều trị HIV/AIDS đạt 74% và tỷ lệ khách hàng dương tính được điều trị thuốc kháng HIV (ARV) là 55%.

Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone: Toàn tỉnh tiếp tục thực hiện điều trị Methadone cho BN nghiện chất dạng thuốc phiện tại 03 cơ sở. Đến 30/6/2016, có 485 BN đang uống Methadone (tại Trung tâm PC HIV/AIDS là 344, TTYT Ninh Hòa là 85, TTYT Cam Ranh là 56). BN có liều điều trị cao nhất là 160mg, thấp nhất là 10mg; liều điều trị trung bình của tỉnh là 52mg. Ghi nhận kết quả bước đầu như sau:

Về sức khỏe, thể chất, tâm thần của BN: hầu hết (khoảng 90%) BN tuân thủ điều trị tốt, chấp hành ngày càng tốt nội quy cơ sở, quy định chuyên môn; một số tìm được việc làm, có nhận thức, ý thức trách nhiệm với cuộc sống như dự định lập gia đình, quan tâm chăm sóc gia đình tốt hơn...; sức khỏe ngày càng được cải thiện (cải thiện cân nặng).

Về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của BN: Tất cả BN âm tính với HIV trước khi bắt đầu điều trị, sau khi tham gia điều trị đều được xét nghiệm HIV lập lại, kết quả đều âm tính với HIV. Một số BN còn tiêm chích Heroin trong quá trình điều trị có số lần tiêm chích ngày càng ít, và khi tiêm chích đều tiêm chích bằng BKT sạch và sử dụng BCS đúng cách khi quan hệ tình dục có nguy cơ.

Hoạt động Giám sát HIV/AIDS: Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS đã lập kế hoạch và thực hiện giám sát, hỗ trợ công tác phòng, chống HIV/AIDS tại 06 đơn vị gồm Nha Trang, Ninh Hòa, Vạn Ninh, Cam Ranh, Cam Lâm, Khánh Vĩnh; phối hợp các đơn vị, địa phương thực hiện mẫu giám sát phát hiện do cấp trên giao và rà soát số liệu người nhiễm HIV/AIDS và tử vong do AIDS tại các địa phương trong tỉnh, loại bỏ những trường hợp trùng lặp, bổ sung và cập nhật thông tin những trường hợp còn lại như mất dấu, chuyển đi, tử vong, những trường hợp không có thực tế; đồng thời, những thông tin sau khi rà soát đã được cập nhật vào phần mềm HIV 3.0 và báo cáo Cục Phòng, chống HIV/AIDS theo quy định.

Hoạt động giám sát trọng điểm HIV: Năm 2016, công tác giám sát trọng điểm HIV/STIs tiếp tục được triển khai trên 3 nhóm NCMT, PNBD, MSM tại 3 địa phương (Nha Trang, Vạn Ninh, Ninh Hòa) với tổng cỡ mẫu HIV là 500 (NCMT: 150, PNBD: 200, MSM: 150) và tổng cỡ mẫu STI là 950. Hiện nay, đã hoàn thành hoạt động vẽ bản đồ điểm nóng nhóm nguy cơ cao và đang triển khai thực hiện giám sát trọng điểm HIV/STIs tại 3 địa phương Nha Trang, Vạn Ninh, Ninh Hòa

Hoạt động tư vấn, xét nghiệm HIV: Đến nay, hầu hết các địa phương trong tỉnh đều triển khai tư vấn xét nghiệm HIV, riêng TTYT Khánh Vĩnh chưa triển khai. Tổng số người được tư vấn và xét nghiệm HIV là 8.839 lượt người, trong đó có 61 lượt có  HIV dương tính chiếm tỷ lệ 0,69%. Số quay lại nhận kết quả và tư vấn sau xét nghiệm là 8.801 lượt chiếm 99.6 %. Chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi bằng kỹ thuật PCR: vẫn đang tiếp tục thực hiện tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS. Từ đầu năm đến nay, có 05 trẻ phơi nhiễm với HIV được xét nghiệm PCR, trong đó cả 05 trẻ  đều có kết quả âm tính.

Điều trị HIV/AIDS: Số BN đang điều trị ARV là 642 (chiếm 77%) so với số người nhiễm HIV/AIDS còn sống quản lý được. Tỷ lệ BN tham gia BHYT chiếm tỷ lệ thấp (30,2%). Cụ thể, số BN được điều trị ARV và có BHYT tại các đơn vị, địa phương. Chương trình Lao/HIV tiếp tục được liên kết phối hợp tốt đã phát hiện 04 BN lao/HIV trong đó 03 trường hợp được điều trị phối hợp Lao/HIV, 01 trường hợp chờ do đang khởi đầu điều trị Lao.

Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con (PLTMC): Số lượt phụ nữ mang thai (PNMT) được tư vấn trước xét nghiệm là 5.102, trong đó số lượt được xét nghiệm HIV 5.068 (chiếm 99.3 %). Số lượt được xét nghiệm HIV trong thời kỳ mang thai là 4.073 (chiếm 80.4%). Số PNMT có kết quả khẳng định HIV dương tính trong 6 tháng đầu năm là 05 trường hợp. Số phụ nữ nhiễm HIV ghi nhận có thai trong 6 tháng đầu năm 2016 là 02 trường hợp và 02 trường hợp này đã được điều trị ARV trước khi có thai.Năm 2016, tiếp tục triển khai điều trị PLTMC bằng thuốc ARV không phụ thuộc vào lâm sàng hoặc số lượng tế bào CD4 (Option B+). Nhờ vậy, toàn bộ PNMT phát hiện nhiễm HIV đều được ưu tiên điều trị ARV ngay mà không cần phải chờ kết quả xét nghiệm CD4. Bên cạnh kết quả đạt được, chương trình còn gặp nhiều khó khăn như chưa theo dõi được số PNMT tư vấn xét nghiệm HIV, sự lồng ghép phối hợp giữa tư vấn xét nghiệm HIV PNMT với chăm sóc sức khỏe sinh sản các tuyến chưa tốt, không đủ nguồn kinh phí để thực hiện xét nghiệm HIV miễn phí cho tất cả các PNMT...

Khó Khăn, thách thức.


1. Lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục tiếp tục gia tăng (phát hiện thêm ở phụ nữ dân tộc thiểu số, cán bộ, nhân viên…họ không sử dụng ma túy) tạo nhiều thách thức trong việc tiến đến khống chế HIV trên địa bàn tỉnh.2. Kỳ thị, tự kỳ thị vẫn còn là thách thức; đồng thời nhiều người còn thiếu hiểu biết, thiếu thông tin, chủ quan với HIV... hệ quả là còn nhiều người nhiễm, nghiện ma túy chưa tiếp cận điều trị; nhiều người có hành vi nguy cơ chưa tiếp cận dịch vụ dự phòng HIV. Đây là nguyên nhân làm dịch HIV vẫn còn tiềm ẩn, dai dẵng, nguy cơ lây lan cộng đồng.3. Điều trị Methadone: một số BN tham gia điều trị có tính chất ép buộc, có hành vi lừa dối thầy thuốc, gây mất an ninh trật tự nơi điều trị, sử dụng đồng thời các loại ma túy bất hợp pháp khác, trộm cắp, gây án hình sự...gây ảnh hưởng xấu đến việc tiếp nhận và điều trị, tuân thủ kém, bỏ trị, nguy cơ tái nghiện cao. Điều này tác động bất lợi đến việc hoàn thành chỉ tiêu vào cuối năm là điều trị 600 BN. 4. BN HIV/AIDS tham gia BHYT thấp, hoàn cảnh khó khăn, thất nghiệp. Công tác kiện toàn cơ sở điều trị HIV/AIDS tại một số đơn vị gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, nhân lực kiêm nhiệm…ảnh hưởng đến việc thực hiện khám điều trị BHYT cho BN HIV/AIDS. 5. Năm 2016, phần lớn nguồn kinh phí dự án tài trợ kết thúc, trong khi đó đến nay kinh phí Trung ương chưa cấp, ngân sách tỉnh hạn hẹp, ngân sách từ UBND cấp huyện và xã/phường rất hạn chế... rất khó khăn, chật vật để triển khai các hoạt động, tác động đến tính bền vững của chương trình.

4 nhiệm vụ trọng tâm.

1. Tăng cường công tác thông tin giáo dục và truyền thông theo phương châm phối hợp đa ngành, hướng tới cộng đồng. Tập trung tuyên truyền qua chương trình phát thanh xã/phường, nói chuyện chuyên đề, truyền thông lưu động...đến từng cụm dân cư, với nội dung đa dạng như dự phòng lây nhiễm, tư vấn xét nghiệm sớm HIV, điều trị sớm bằng thuốc ARV, lợi ích điều trị nghiện bằng Methadone...ưu tiên địa bàn dân cư còn thiếu thông tin, kiến thức liên quan HIV/AIDS.2. Củng cố, hỗ trợ, giám sát chặt chẽ công tác can thiệp giảm hại, tập trung can thiệp nhóm đối tượng mới chưa có cơ hội tiếp cận chương trình; tạo thuận lợi và gắn kết tốt giữa nhóm nhân viên thuộc chương trình phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và dự án Life; đảm bảo cung cấp đủ vật dụng can thiệp cho cộng đồng.

3. Rà soát, củng cố, đảm bảo hoạt động và chất lượng, liên kết và kết nối chặt chẽ các dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV, điều trị ARV, điều trị Methadone, Lao/HIV, sức khỏe sinh sản, dự phòng lây truyền mẹ con...tạo điều kiện thuận lợi cho BN HIV/AIDS và người dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hạn chế tối đa tình trạng đến muộn, bỏ trị, mất dấu...

4. Triển khai thực hiện và hoàn thành kế hoạch kiện toàn cơ sở điều trị HIV/AIDS và khám chữa bệnh BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh trong qúy 3/2016. Đảm bảo từ ngày 01/01/2017 tất cả BN HIV/AIDS được khám chữa bệnh BHYT tại TTYT các huyện, thị xã, thành phố và các bệnh viện trong tỉnh.
TT

 

 

 

Tìm kiếm
Video clip

 

Lượt truy cập
Số lượt truy cập : 9838735
Online
Hiện có: 53   Khách