Thứ Sáu, 29/03/2024 14:33

MỪNG ĐẢNG QUANG VINH, MỪNG XUÂN GIÁP THÌN 2024

  08/08/2016 00:00     

Đổi mới công tác tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS với phương châm lấy phòng là chính, hướng về cơ sở

Năm 2016, công tác phòng, chống  AIDS, ma túy, mại dâm vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, ma túy vẫn còn mối hiểm họa đối với xã hội; người nghiện ma túy tổng hợp có xu hướng tăng; công tác thống kê, báo cáo chưa thường xuyên… gây khó khăn cho công tác phòng, chống AIDS, phòng chống ma túy, mại dâm.


Áp phích TT phòng chống HIV/AIDS

Toàn quốc thống kê được 201.180 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó có 13.769 người đang điều trị tại 142 cơ sở cai nghiện ma túy. Tính đến đầu năm 2016, toàn quốc có 227.154 trường hợp báo cáo nhiễm HIV còn sống, trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 85. 184 và 86.716 trường hợp nhiễm HIV/AIDS tử vong.  Theo ước tính, cả nước hiện có khoảng 254.000 người nhiễm HIV đang còn sống, mỗi năm có khoảng 12.000-14.000 trường hợp nhiễm mới. Trong khi đó, tình hình tệ nạn mại dâm, tội phạm liên quan đến mại dâm có chiều hướng tăng, khó kiểm soát. Mại dâm tập trung chủ yếu  ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, khu du lịch, xuất hiện trở lại các tụ điểm mại dâm nơi công cộng, đường phố, các đường dây thông qua Internet, du lịch tình dục; mại dâm nam, mại dâm đồng tính, người nước ngoài bán dâm tăng. Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, số người bán dâm có hồ sơ quản lý là 11.240 người.

Để phát huy vai trò của CĐ các cấp trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CNVCLĐ về phòng chống tội phạm, góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ, tôn trọng pháp luật của CNVCLĐ. Ctác tuyên truyền phòng, chống tội phạm ma túy, HIV/AIDS, mại dâm trong CNVCLĐ năm 2016 cần tập trung các nhiệm vụ sau:

Nội dung tuyên truyền

- Nâng cao kiến thức về HIV/AIDS cho CNVCLĐ nhằm thay đổi thái độ hành vi của họ liện quan đến phòng chống HIV/AIDS.

- Phòng ngừa tệ nạn mại dâm trong CNVCLĐ dưới mọi hình thức, phòng, chống  mua bán người vì mục đích mại dâm, bóc lột tình dục, góp phần bảo vệ truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, danh dự, sức khoẻ của con người, hạnh phúc của gia đình, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khoẻ của CNLĐ, dự phòng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong CNVCLĐ.

- Đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS qua đó cung cấp các kiến thức cơ bản về HIV/AIDS (đường lây, cách phòng tránh…)

- Tuyên truyền về Luật phòng, chống HIV/AIDS và mội số hướng dẫn phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc; Truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS; chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

- Tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ sa vào tệ nạn mại dâm; giảm phát sinh mới người bán dâm; giảm nguy cơ lây nhiễm HIV đối với người bán dâm; Kết hợp tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm với tuyên truyền giáo dục phòng, chống ma tuý và phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS.

Hình thức tuyên truyền

- Thông qua các hội thảo, tập huấn, mít tinh, sinh hoạt câu lạc bộ, giao lưu với người có HIV, người cai nghiện thành công, nhóm đồng đẳng…

- Biên soạn và phát tài liệu tuyên truyền trên internet, tờ rơi, tờ gấp tới CNLĐ.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình truyền thông của tổ chức công đoàn tại các khu công nghiệp

- Tổ chức các chiến dịch truyền thông chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng, chống ma tuý, tội phạm, HIV/AIDS, mại dâm nhân các sự kiện lớn như Tháng hành động quốc gia phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS.

- Tổ chức vận động các doanh nghiệp tham gia phòng, chống tệ nạn ma tuý, HIV/AIDS và mại dâm cho người lao động; nhận người lao động là người nhiễm HIV, người sau cai, người đang được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chất thay thế… vào làm việc trong các doanh nghiệp.

- Tổ chức tuyên truyền  trên báo chí, Trang thông tin điện tử của tổ chức công đoàn, doanh nghiệp.

Minh Hằng                     

 

 

Tìm kiếm
Video clip

 

Lượt truy cập
Số lượt truy cập : 9840507
Online
Hiện có: 88   Khách