Thứ Năm, 25/07/2024 06:30

ĐOÀN KẾT CÔNG NHÂN - TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT !

  03/03/2013 07:49     

THAM GIA GÓP Ý DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992: Điều 10 có sự kế thừa, phát triển và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn


Sáng ngày 01/3/2013, tại TP Nha Trang, HĐNĐ tỉnh Khánh Hoà khoá V (2011-2016), khai mạc kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất. Đồng chí Lê Thanh Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh khai mạc và chủ trì kỳ họp.

Các đại biểu được nghe quán triệt Chỉ thị 22-CT/TW ngày 28/12/20122 của Bộ Chính trị, về việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; Báo cáo về những nội dung cơ bản của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Kỳ họp thông qua các Nghị quyết về giao biên chế công chức năm 2013 cho các cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước tỉnh; về điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính phường Vĩnh Thọ, TP Nha Trang; thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn; về thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện; về chế độ chi tiêu tài chính của HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Trong phần tham gia đóng góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, đại biểu Nguyễn Hoà, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh phát biểu phân tích và nhấn mạnh: Điều 10 nói về Công đoàn đã có sự kế thừa và phát triển, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của nước ta hiện nay. Đảng CSVN là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, tổ chức Công đoàn luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để đòi đa đảng, đa nguyên chính trị, đa tổ chức Công đoàn để nhằm làm thay đổi chế độ chính trị của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, Đảng và nhân dân ta đã kiên quyết lựa chọn chỉ có sự lãnh đạo duy nhất của Đảng CSVN, Công đoàn Việt Nam là đại diện duy nhất của công nhân lao động. Đảng ta luôn xác định giai cấp công nhân có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây, ngày nay là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các Hiến pháp năm 1980, 1992 đều ghi nhận về vai trò vị trí, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn ở Điều 10, với nội dung kế thừa ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Như vậy hơn 30 năm qua, tổ chức Công đoàn luôn được ghi nhận trong Hiến pháp. Mặt khác cũng thấy rằng, báo cáo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 của Chính phủ, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng LĐLĐVN và các cơ quan khác cũng không đề cập vướng mắc gì trong thực hiện Điều 10, Điều 111.

Trong Dự thảo sửa đổi lần này đã bỏ cụm từ Công đoàn "cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội" là rất phù hợp, nhằm khẳng định rõ hơn trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Điều này là thể hiện đúng theo tinh thần Nghị quyết TW2 của Đảng là việc sửa đổi Hiến Pháp cần thể hiện và phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức.

Thống nhất với Dự thảo sửa đổi Điều 10 "Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Đồng thời cũng đề nghị Điều 106 của Dự thảo nên giữ nguyên nội dung như Điều 111 của Hiến pháp năm 2012.

 

QUỲNH ANH

 

 

Tìm kiếm
Video clip

 

Lượt truy cập
Số lượt truy cập : 10320073
Online
Hiện có: 18   Khách