Thứ Sáu, 29/03/2024 20:37

MỪNG ĐẢNG QUANG VINH, MỪNG XUÂN GIÁP THÌN 2024

  15/09/2018 00:00     

Tổng LĐ: Hội thảo tham vấn Công đoàn tham gia góp ý kiến dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi)

Đ/c Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam phát biểu chỉ đạo Hội thảo

Trong 2 ngày 14/9-15/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt NamTổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức Hội thảo tham vấn Công đoàn tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Tham dự Hội thảo có đ/c Mai Đức Chính – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN; đ/c Nguyễn Văn Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; bà Andrea Prince, đại diện tổ chức ILO tại Việt Nam cùng các chuyên gia, mạng lưới CĐ các Khu Công nghiệp các tỉnh, thành phố.
Tại Hội thảo, Vụ pháp chế - Bộ LĐTB và XH đã giới thiệu tổng quan về sửa đổi Bộ luật Lao động và những vấn đề liên quan đến quan hệ lao động; đại biểu được nghe một số tình hình thực hiện các quy định về quyền Công đoàn trong Bộ luật Lao động và những điểm mới trong chương Công đoàn. Bên cạnh đó, tổ chức ILO trình bày những điều kiện thành lập, gia nhập Công đoàn theo công ước ILO cũng như truyền đạt những kinh nghiệm trong thương lượng TULĐTT, giải quyết tranh chấp lao động đình công của các nước trên thế giới. Đây cũng là cơ hội và là thách thức lớn đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam trong việc xây dựng cơ chế phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động thỏa đáng và tốt hơn.
Đ/c Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: Trong lần sửa đổi của Bộ luật Lao động này có 10 nội dung lớn liên quan đến tổ chức Công đoàn và người lao động. Trong đó, những nội dung sửa đổi tác động sâu rộng đến xã hội, làm thay đổi toàn bộ quy trình hoạt động của tổ chức Công đoàn trước đây. Theo đó, từ năm 2021, Nhà nước không can thiệp vào thang bảng lương của các doanh nghiệp, chính vì thế tiền lương của người lao động sẽ do người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động thương lượng. Đồng chí cũng nhấn mạnh 3 nội dung chính các đại biểu cần tập trung đóng góp ý kiến: Việc thành lập tổ chức đại diện của người lao động; thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động.
Các đại biểu cùng nhau thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động, cơ chế giải quyết đối với từng loại tranh chấp. Về trọng tài lao động, các đại biểu đề nghị nêu rõ phạm vi áp dụng, thẩm quyền của trọng tài; tổ chức và hoạt động của hội đồng trọng để xác định và lựa chọn mô hình thương lượng tập thể; quy trình thương lượng tập thể thiện chí; thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia.
Nam Khánh

 

 

Tìm kiếm
Video clip

 

Lượt truy cập
Số lượt truy cập : 9841768
Online
Hiện có: 331   Khách