Thứ Bảy, 21/12/2024 22:12

ĐOÀN KẾT CÔNG NHÂN - TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT !

  13/11/2014 00:00     

CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA Phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

Dịch HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.

 Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ Y tế, tính đến cuối năm 2011 cả nước có 197.335 người nhiễm HIV đang còn sống, trong đó có 48.720 người ở giai đoạn AIDS và kể từ đầu vụ dịch đến nay đã có 52.325 người tử vong do HIV/AIDS. Qua các số liệu giám sát cho thấy dịch HIV/AIDS đã xuất hiện ở 100% tỉnh, thành phố từ năm 1998, đến cuối năm 2011 đã có 98% số quận, huyện, thị xã và 77%, số xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV được báo cáo.

 Nhận thức rõ sự nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng nhằm khống chế sự gia tăng của dịch HIV/AIDS. Một trong những văn bản tiêu biểu phải kể đến là “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020” được ban hành kèm theo Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg    ngày 17 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ. Qua thời gian tổ chức  thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS nói trên, nhìn chung các Bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung     của Chiến lược Quốc gia và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần     ngăn chặn, hạn chế tốc độ gia tăng của đại dịch HIV/AIDS và chúng ta đã    hoàn thành tốt mục tiêu đã đặt ra của Chiến lược trong giai đoạn này là khống chế tỷ lệ nhiễm HIV dưới 0,3% trong cộng đồng dân cư năm 2010.

 Tuy nhiên, thực tiễn quá trình triển khai thực thi Chiến lược những năm qua đã bộc lộ một số khó khăn, thách thức như: Một số đơn vị, địa phương cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân các cấp chưa triển khai triệt để Chiến lược          Quốc gia, đặc biệt là các chương trình hành động của Chiến lược; một số địa phương chưa huy động được cộng đồng, xã hội tham gia vào công cuộc     phòng, chống HIV/AIDS; mức đầu tư cho chương trình HIV/AIDS còn hạn    chế, chủ yếu dựa vào nguồn tài trợ của nước ngoài, vì vậy không chủ động    được nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Bên   cạnh đó, nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS từ các     tổ chức quốc tế và của các nước ngày càng giảm dần trong khi tình hình HIV/AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp, sự chuyển dịch dần hình thái nguy cơ   lây nhiễm HIV từ đường máu sang đường tình dục, hành vi nguy cơ kép trong các nhóm dễ bị lây nhiễm HIV đang có xu hướng gia tăng, địa bàn dịch HIV/AIDS ngày càng rộng hơn. Vì vậy, nếu không có những giải pháp đồng   bộ, lâu dài, sẽ không kiểm soát và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS, để lại hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

 Trong bối cảnh trên, việc ban hành “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” tiếp theo “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020” là cần thiết, qua đó để chúng ta tiếp tục đặt ra những mục tiêu, hoạch định các    chương trình và giải pháp phòng, chống HIV/AIDS tổng thể, dài hạn nhằm    bảo đảm cho công tác này đạt hiệu quả cao, bền vững, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.


MH

 
Tìm kiếm
Video clip

 

Lượt truy cập
Số lượt truy cập : 11112868
Online
Hiện có: 208   Khách