Thứ Tư, 24/04/2024 10:48

MỪNG ĐẢNG QUANG VINH, MỪNG XUÂN GIÁP THÌN 2024

  11/03/2020 08:59     

Nâng cao vai trò tổ chức Công đoàn trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp


Lãnh đạo CĐ các Khu CN & KKT tỉnh tặng quà cho công nhân khó khăn

Theo Ngân hàng thế giới (W.B): Trách nhiệm xã hội là những cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát  triển bền vững, hợp tác với người lao động, gia đình, cộng đồng dịa phương và xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống  của họ sao cho vừa có lợi cho doanh nghiệp, vừa có ích cho phát triển.

Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp được thể hiện qua các mặt: Bảo vệ môi trường; đóng góp cho cộng đồng xã hội; thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; Bảo đảm an toàn và lợi ích cho người tiêu dùng; Quan hệ tốt với người lao động; Bảo đảm lợi ích cho cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp vừa mang tính bắt buộc vừa mang tình tự nguyện, thông qua cam kết với các nội dung liên quan đến đảm bảo quyền con người; đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp, người lao động, người tiêu dùng, cộng đồng và xã hội; đảm bảo thực hiện tốt các tiêu chuẩn lao động và môi trường; tuân thủ luật pháp …. Như vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm đạo đức kinh doanh, cách hành xử của doanh nghiệp đối với người lao động, đối với môi trường, cộng đồng và xã hội, nhằm mạng lại lợi ích cho doanh nghiệp, người lao động và sự phát triển bền vững của đất nước.

Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động nói riêng đã và đang được doanh nghiệp quan tâm và có chiều hướng tích cực. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, có thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp thực hiện chuỗi cung ứng toàn cầu thực hiện khá tốt. thể hiện rõ nhất là các vấn đề việc làm, tiền lương, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người lao động không ngừng cải thiện và nâng cao. Đối với các doanh nghiệp tại Khánh Hòa, ngoài việc tập trung hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, việc thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng và đem lại hiệu quả thiết thực cho người lao động, cộng đồng xã hội và cho chính doanh nghiệp. Hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp hết sức phong phú, trên nhiều lĩnh vực và đem lại hiệu ứng xã hội hết sức to lớn, có thể kể đến như Tổng công ty Khánh Việt với hoạt động phụng dưỡng các mẹ Việt nam Anh hùng, đồng hành với phòng Khám bệnh từ thiện Yersin Khánh Hòa, tặng máy trợ thính cho người khiếm thính…Công ty Yến sào Khánh Hòa với những đóng góp cho quỹ vì Trường sa thân yêu, khuyến tài, khuyến học, vì người nghèo, nạn nhân chất độc da cam …các doanh nghiệp tại khu công nghiệp với việc hỗ trợ tiền thuê nhà ở trọ, hỗ trợ phương tiện đi lại cho công nhân, Công ty TNHH thực phẩm Mãi Tín với việc mở lớp mần non, nhà trẻ cho con công nhân ….   Với sự tích cực ủng hộ của các doanh nghiệp, các phong trào vận động đóng góp các hoạt động xã hội do tổ chức công đoàn phát động trong những năm qua đều thu được kết quả tích cực, từ đó có điều kiện thực hiện tốt công tác chăm lo cho các đối tượng cần trợ giúp trên địa bàn tỉnh, đồng thời qua đó nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm trong cộng đồng xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp làm tốt trách nhiệm xã hội, không ít doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vẫn còn coi nhẹ trách nhiệm xã hội; việc tuân thủ những cam kết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dường như chưa  được quan tâm đúng mức.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là do thiếu hành lang pháp lý, chưa có quy định pháp luật bắt buộc phải thực hiện mà chỉ do yêu cầu của khách hàng. Mặc khác, sự hiểu biết chưa đầy đủ của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội cũng là nguyên nhân khiến doanh nghiệp chưa thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Hầu hất các doanh nghiệp cho rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, chưa có ngay lợi ích trước mắt  nên không quan tâm thực hiện trách nhiệm xã hội.

Xuất phát từ vai trò tác dụng và lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội; Với vị trí, chức năng, nhiệm vụ được Hiến pháp và Pháp luật quy định, Tổ chức Công đoàn cần tăng cường các hoạt động để thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp, làm tốt chức năng đại diện, bảo vệ, quyền lợi ích chính đáng của người lao động, vì lợi ích của cộng đồng và xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, của đất nước. Muốn vậy, các cấp Công đoàn cần làm tốt một số nhiệm vụ sau:

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường và hỗ trợ cộng đồng; chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Tích cực tham gia xây dựng nội quy, quy chế cũng như ký kết Thỏa ước lao động tập thể trong đó cần chú ý cân nhắc để đưa ra các chỉ tiêu phù hợp cần đạt được để đàm phán, thương lượng đạt kết quả đáp ứng lợi ích của người lao động phù hợp với khả năng, điều kiện của doanh nghiệp. Tăng cường tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Thanh Bình

 

 

Tìm kiếm
Video clip

 

Thông báo
Lượt truy cập
Số lượt truy cập : 9924039
Online
Hiện có: 38   Khách