Thứ Năm, 25/04/2024 01:48

MỪNG ĐẢNG QUANG VINH, MỪNG XUÂN GIÁP THÌN 2024

  16/01/2014 19:00     

GHI NHẬN BAN ĐẦU VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐÚC ĐỒNG PHÚ LỘC HUYỆN DIÊN KHÁNH


Cần quan tâm đến công tác ATVSLĐ và bảo vệ môi trường tại làng nghề

ThS. Đào Quốc Trưởng – LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa

Nghề Đúc đồng Phú Lộc huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa có từ thời Vua Tự Đức, trước năm 1975 làng nghề sản xuất phân tán theo từng hộ gia đình, sau đó năm 1977 thành lập tổ hợp đúc đồng. Đến nay, đã hình thành hợp tác xã Đúc đồng Phú Lộc với hơn 40 hộ, 200 người lao động tham gia sản xuất các mặt hàng chủ yếu là chân đèn, lư hương... Tổng doanh thu theo ông Nguyễn Văn Nhường (Chủ nhiệm hợp tác xã) khoảng 8 tỉ đồng/năm.

Nghề đúc đồng đã có từ lâu đời và có thể khẳng định, làng nghề đang góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, cải thiện và nâng cao mức sống của người dân. Bên cạnh ý nghĩa phát triển kinh tế, mặt trái của sự phát triển làng nghề là sức khoẻ, tính mạng người lao động do môi trường ô nhiễm và tai nạn lao động. Các hộ gia đình tham gia sản xuất tại các làng nghề này hiện chưa được tiếp cận với các kiến thức về an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường. Nước thải ở các hộ gia đình sản xuất này chưa có biện pháp xử lý, chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không thu gom, vận chuyển chất thải để xử lý mà đổ tùy tiện xung quanh khu vực sinh sống hoặc xuống sông.

Quá trình sản xuất, theo quan sát của tại một hộ gia đình đang tiến hành nấu đồng để đúc, toàn bộ khí thải trong quá trình đúc, nung lò đều “xả” vô hướng, khuếch tán ra môi trường xung quanh. Hơn 15 lao động tham gia lao động vẫn làm việc nhưng không có một dụng cụ bảo vệ cá nhân nào được trang bị. Một lao động đã có hơn 20 năm thâm niên với nghề đúc cho biết, sợ nhất là những ngày nắng nóng, anh phải liên tục làm việc trong môi trường nóng bức, ngột ngạt vì khí thải từ các lò nấu thoát ra đến nỗi chóng mặt, hoa mắt…hầu hết người lao động tại đây khi được hỏi về môi trường làm việc đều chia sẻ rằng môi trường làm việc tại đây là ô nhiễm, độc hại. Một số người tỏ lo lắng về các bệnh như phổi, da, mắt… song vì kế mưu sinh nên cũng vẫn phải theo nghề.

Người lao động tại làng nghề cũng chưa được tiếp cận với khám sức khỏe định kỳ. Chưa kể do đặc thù nghề đúc, các tai nạn gây thương tích như nổ, cháy là thường xuyên xảy ra… Như vậy, có nghĩa là hầu hết lao động tại đây lâu nay vẫn đang phải đối mặt thường xuyên với các mối nguy về sức khỏe nghề nghiệp gây nên.

Các hộ gia đình tham gia sản xuất tại đây chỉ sử dụng loại máy móc, thiết bị cũ kỹ mà không hề chú ý độ an toàn. Mặt khác, nhận thức về công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ của các hộ gia đình và người lao động còn rất yếu do đó rất cần thiết phải quan tâm và hỗ trợ từ các ngành chức năng của tỉnh để tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho các hộ gia đình và người lao động về công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động - PCCN và bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp và những tai nạn lao động.

 

 

Tìm kiếm
Video clip

 

Thông báo
Lượt truy cập
Số lượt truy cập : 9931924
Online
Hiện có: 329   Khách