ĐOÀN KẾT CÔNG NHÂN - TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT !
Hiện nay, các cấp Công đoàn đều đặt ra chỉ tiêu về việc phát triển đoàn viên và thành lập Công đoàn ở các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết; tuy nhiên, đã có ý kiến cho rằng việc tập trung phát triển như hiện nay là vội vàng, phát triển xong nhưng không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả là lãng phí công sức, tiền của…, một số ý kiến cho rằng chủ doanh nghiệp không tạo điều kiện cho việc phát triển đoàn viên và thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS), kể cả người lao động không muốn vào Công đoàn, do đó, chưa nhất thiết phải thành lập CĐCS hoặc cần có thời gian lâu hơn... Là một cán bộ công đoàn đã nhiều năm tham gia trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn ở LĐLĐ cấp huyện và Công đoàn cấp ngành, tôi nhận thấy để làm tốt công tác này, cần có sự thống nhất cao về quan điểm, mục tiêu, ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ công đoàn, bởi các vấn đề sau:
Sáng ngày 04.2, Đảng bộ LĐLĐ tỉnh tổ chức Hội nghị quán triệt kết luận của Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI cho cán bộ, đảng viên các chi bộ cơ quan LĐLĐ tỉnh và các đơn vị trực thuộc LĐ.
Tháng 12/2011, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 2 đã cho ý kiến về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Một trong những nội dung còn có ý kiến khác nhau là việc trích nộp kinh phí công đoàn. Theo dự thảo Luật được quy định tại Điều 26 “Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đóng bằng 2% tổng quỹ tiền lương thực trả cho người lao động”.Website Công đoàn Khánh Hoà giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Hoà, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Khánh Hoà để phần nào làm rõ thêm những băn khoăn trên.
Theo ông Nguyễn Hòa – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, năm 2012 nhiệm vụ trọng tâm của của CĐ là tăng cường đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền để mọi CNVCLĐ nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước, nhất là những nội dung liên quan trực tiếp đến quyền lợi, trách nhiệm của mình, nâng cao bản lĩnh chính trị của CNVCLĐ; thường xuyên sâu sát, nắm được kịp thời tình hình tư tưởng, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của NLĐ, đẩy mạnh trợ giúp pháp lý, kiểm tra, giám sát, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ, tham gia giải quyết kịp thời những phức tạp ngay từ khi phát sinh.
Liên tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động CĐ, chủ động theo sát cơ sở, nắm bắt kịp thời tư tưởng, đời sống, việc làm, xử lý thông tin và phối hợp giải quyết tranh chấp... nên các phong trào CNVCLĐ ngày càng đi vào chiều sâu, tạo dựng niềm tin đối với NLĐ và cả DN. Nổi bật là phát triển đoàn viên; tăng cường hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của CNVCLĐ.