Thứ Hai, 06/05/2024 16:01

MỪNG ĐẢNG QUANG VINH, MỪNG XUÂN GIÁP THÌN 2024

  16/12/2013 09:16     

Trách nhiệm đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp

* Câu hỏi:

            Tôi là giám đốc một công ty TNHH một thành viên ( vốn tư nhân), hoạt động trong lĩnh vực du lịch, số lao động là 15 người, công ty đã thực hiện đóng BHXH cho 9 lao động, công ty chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở. Theo quy định của pháp luật thì công ty của tôi có phải đóng kinh phí công đoàn cho tổ chức công đoàn không?

Nhờ luật sư tư vấn, xin cảm ơn!

            Nguyễn H, Giám đốc Cty A. Nha Trang                                                                                               

            * Ý kiến tư vấn:

Với vị trí là một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, công đoàn đại diện cho người lao động cùng với các cơ quan, tổ chức chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật; tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội …

Với những trọng trách đó, Luật công đoàn đã có các quy định về trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động đối với công đoàn và việc bảo đảm hoạt động của công đoàn. Cụ thể tại Điều 22 và Điều 26 của Luật công đoàn đã quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, cán bộ công đoàn và đóng kinh phí công đoàn theo quy định. Phần kinh phí công đoàn, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quy định đó của Luật đã cho thấy, đối với doanh nghiệp, mức đóng 2% được tính trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tại doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn hay chưa có tổ chức công đoàn. Như vậy công ty của ông phải có trách nhiệm đóng kinh phí công đoàn đã được Luật quy định.

Mới đây Chính phủ cũng đã có Nghị định số 191/2013/NĐ-CP nói rõ đối tượng đóng kinh phí công đoàn bao gồm: cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm: Cơ quan nhà nước (kể cả UBND xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xă hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập; Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã; Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam; Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

  Luật sư Nguyễn Thiện Hùng

 

 

 

Tìm kiếm
Video clip

 

Lượt truy cập
Số lượt truy cập : 9980525
Online
Hiện có: 19   Khách