Thứ Sáu, 19/04/2024 16:29

MỪNG ĐẢNG QUANG VINH, MỪNG XUÂN GIÁP THÌN 2024

  20/04/2019 13:50     

Tăng cường truyền thông trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới


Tiết mục truyền thông phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho nhóm MSM

Tính đến 30/11/2018, tích lũy số trường hợp nhiễm HIV tại các địa phương trong tỉnh là 2.220 người, trong đó có 1.036 người nhiễm HIV/AIDS hiện còn sốn, số bệnh nhân HIV/AIDS hiện đang điều trị thuốc ARV là 791 (chiếm tỷ lệ 76,4%). Ca nhiễm mới phát hiện trong năm 2018 là 124 (tăng 20.3%), tử vong do AIDS là 29 trường hợp (tăng 16%). Trong đó, đáng lo ngại nhất là nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) chiếm tới 37,9%, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2017. Trong các ca nhiễm mới HIV/AIDS trong năm 2018 có 34/725 ca thuộc nhóm MSM phát hiện nhiễm HIV, chiếm đại đa số là nhóm đang trong độ tuổi 15-20 và đang ngồi trên ghế nhà trường. Hơn ai hết các em chính là những người cần được cung cấp những kiến thức về phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS và được tiếp cận với các dịch vụ tư vấn, chăm sóc và điều trị.

Theo số liệu thống kê của các nhóm CBO (tổ chức dựa vào cộng đồng) đang hoạt động tại Khánh Hòa, nhóm đối tượng nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM) tại Khánh Hoà là 800, tập trung chủ yếu ở thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh và thị xã Ninh Hoà. Hoạt động của các nhóm này thường tập trung ở tụ điểm riêng và hoàn toàn khép kín, chỉ có người trong nhóm mới được tham gia và thường thay đổi địa điểm để “kết nạp” thành viên mới. Thành viên của các nhóm này cũng rất đa dạng, từ “bóng kín” đến “bóng lộ”, đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi thành phần trong xã hội. Họ tham gia nhóm này không ngoài mục đích nào khác là kiếm “người yêu”, vì nhu cầu tình dục của nhóm MSM rất cao (hơn người bình thường). Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS thì nam quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ lây nhiễm HIV cao gấp 28 lần so với người bình thường. Tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh xác nhận có 11 HIV dương tính vào tháng 11 năm 2018, đáng nói hơn đây lại là một nhóm bạn chơi thân với nhau và đều có quan hệ tình dục đồng giới,…Thực tế này là “báo động đỏ” trong công tác can thiệp giảm tác hại và dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm MSM, chính vì vậy chúng ta cần phải có những biện pháp cụ thể và công tác truyền thông là một trong những biện pháp được đặt lên hàng đầu.

Với thời đại công nghệ với nhiều diễn đàn mạng tràn lan như hiện nay chỉ với chiếc điện thoại thông minh thì mọi người, mọi đối tượng đều có thể kết nối với nhau. Chính vì vậy mà việc tiếp cận trực tiếp các nhóm MSM là rất khó khăn. Nhận thức được vấn đề trên, ngay từ đầu năm 2019 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp cùng với Trung tâm LIFE (Trung tâm nâng cao chất lượng cuộc sống) tăng cường can thiệp trong nhóm MSM tại cộng đồng của 06 huyện/thị xã/thành phố trên địa bàn tỉnh bao gồm: Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa, Vạn Ninh, Diên Khánh và Cam Lâm với 42 nhân viên tiếp cận cộng đồng (là những anh/chị trong giới tham gia dự án) và chỉ có nhân viên tiếp cận cộng đồng mới tiếp cận được các nhóm đích như Ma túy, Mại dâm và quan hệ tình dục đồng giới nam, trong đó có 15 nhân viên tiếp cận cộng đồng can thiệp nhóm MSM với chỉ tiêu tiếp cận trong năm 2019 là 850 MSM mới. Các nhân viên tiếp cận cộng đồng đều được đào tạo các kỹ năng và các phương pháp tiếp cận đối tượng đích như: phương pháp tiếp cận truyền thống; phương pháp tiếp cận theo mạng xã hội dựa vào thủ lĩnh bản địa (ILOM); Phương pháp tiếp cận sử dụng nhóm đích làm “hạt giống” (PDI); Phương pháp tiếp cận trên Internet, các mạng xã hội như facebook, zalo, cuối cùng là gặp mặt. Các nhân viên tiếp cận cộng đồng hàng tuần sẽ đến các tụ điểm có nhóm MSM sinh hoạt để truyền thông, tư vấn trực tiếp, cấp phát vật dụng can thiệp như bao cao su, chất bôi trơn và cuối cùng là chuyển gửi đến các dịch vụ xét nghiệm HIV…

Đối với nhóm MSM là Học sinh – Sinh viên (HS-SV), Trung tâm đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành đoàn thể trong tỉnh tổ chức các buổi truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và tìm hiểu về cộng đồng LGBT (cộng đồng người đồng giới) cho HS-SV tại các Trường Trung học, Trường Trung cấp, Cao Đẳng, Đại học trên địa bàn tỉnh với nhiều hình thức phong phú như sân khấu hoá, sáng tác tranh, áp phích, biểu ngữ, khẩu hiệu hành động phòng, chống HIV/AIDS, những hiểu biết về LGBT,…. Qua đó sẽ giúp HS-SV có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về những vấn đề liên quan đến giới tính, về quan hệ đồng giới, kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS, đồng thời những kiến thức đó sẽ được chính HS-SV lan toả sâu rộng trong cộng đồng HS-SV nói riêng và cộng đồng dân nói chung góp phần ngăn chặn những mầm mống HIV/AIDS đang hàng ngày tìm cách len lỏi vào cuộc sống cộng đồng.

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa thật sự quan tâm đến tâm tư thầm kín của tuổi mới lớn, mà cuộc sống hàng ngày nhiều cạm bẫy, đặc biệt là các em đang trong vòng “lẫn quẩn” của sự phát triển về tâm sinh lý, chưa phân biệt được đâu là giới tính thật của mình nên dễ bị dụ dỗ, lôi kéo quan hệ tình dục đồng giới vị thành niên. Nếu các em không có kiến thức phòng ngừa cho chính bản thân mình thì việc lây nhiễm HIV chỉ là một sớm một chiều. Bên cạnh truyền thông trực tiếp, Trung tâm còn cấp phát cho HS-SV các loại tờ rơi, sách nhỏ, sách mỏng với những nội dung và hình ảnh xúc tích, xinh động, dễ nhớ, góp phần tăng tính hiệu quả của mỗi buổi truyền thông đồng thời HS-SV có thể cất giữ những tài liệu này để xem lại lúc cần hoặc truyền tay cho người khác góp phần đưa nội dung tuyên truyền đi sâu vào cuộc sống.

Việc tăng cường đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, trong nhóm MSM là việc làm cần thiết, giúp cộng đồng LGBT nói chung và MSM nói riêng bảo vệ được chính mình trong công việc hàng ngày tại nơi học tập và nơi làm việc, giúp họ hiểu và có cuộc sống lành mạnh góp phần làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho cộng đồng.

BẢO TRỊ

 

 

Tìm kiếm
Video clip

 

Thông báo
Lượt truy cập
Số lượt truy cập : 9909265
Online
Hiện có: 51   Khách